Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

Love like you can loose that person the next day, any day

Funny how I end up at the lunch table with a young female co-worker, let's call her Y, talking about the typical subject of love and marriage that I probably have talked to all my friends for years. It started with another co-worker, let's call her C, having a lunch date with her husband once every week and can not join us for our daily lunch at the cafeteria at work. Being a young single (not available) girl, Y thinks that having a lunch date is probably something of no value to her and her boyfriend yet since they eat together just the two of them every day. C, on the other hand is married with 2 beautiful daughters and her family meal is probably a time share between feeding the kids and trying to move on to more quality time later... also with the kids. In my opinion, I think it is worth the effort to set a date once in a while for the couple no matter what situation(s) they are in for a few reasons that we can elaborate later. In fact, I brought up two related ideas that I believe they are important to a relationship to Y:

1. girls spend so much time choosing the 'perfect' guy and then grow attached to him and forget to follow up, I will explain this later as I also have to elaborate it to Y
2. maybe the key to a successful marriage is to love like you can loose the other person the next day, any day

So let's discuss a few reasons why a couple should set dates once in a while to spice it up their daily routing since there are not much to talk about it anyway. A long time ago a female friend told me that setting a date for a girl in advance is important and she will appreciate it very much. The experiences of waiting for 'that' day to come, preparing what to wear, guessing where to go (if the location is still a surprise), wondering what to do, going over what to say etc... those excitements might just fill up the rest of the time in between and get her going until the date. The other reason to me is to set aside a time out that can be facilitated for discussing things that we are too busy to talk to each other about, reassure each other that I am still here and I came to stay, strengthen that fire that may be weakening over the time while they both get sucked into the daily life trying to maintain a quality of life financially...

Anyway, back to the main ideas I discussed with Y on the way to the cafeteria starting with why I think women spends so much time choosing a guy and then forget to follow up. Most girls look for the dream guy that they probably form the image a long time ago; a guy who is smart, good looking, kind, well behaved, well dressed etc... and the whole nine or ten yards of quality. Then a few years into the relationship they start to grow attached to the guy so much that everything goes and I mean every single thing. So after a long careful process of picking THE guy, now she ends up with A guy just because the attachment is established there preventing her from making a change. Keep in mind that we are still on the generalization basis, not everyone is like that, some may be luckier and some less. Not sure why the guys can be "degraded" after a while but one theory is that they have to work so hard in the beginning to get her attention, to earn her acceptance that he is somewhat worn out by then. Similar concept with the home central air where they suggest to leave it at 75 degree constant to make it last longer than turning it ON/OFF when you leave the house, eventually that inconsistency usage finally get to the system and it dies.

So how can we overcome that reality?

I watch my parents growing old over the years, many years and after many lengthen conversation with friends I finally think I figure it out, may be not all of it but partially some of it. Maybe the key is to love each other like you can loose each other the next day, any day, loosing for any reason and it does not even be something under your control. My parents have been married for years longer than I can even remember (I know I am a bad son) and til this day my dad never fail to surprise my mom, and sometimes me and my brother, with things he does for her.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010

sự tự khói buột của con người

11/03/2007

tối hôm qua ăn tối xong đãng trí thế nào lại để quên phone ở nhà hàng, mà lại rời tiệm lúc họ sắp đóng cửa. thế là suốt đoạn đường về nhà cho đến sáng nay đến công ty trong người cứ bồn chồn thế nào, dù là dạo này chả ai gọi. qua "tại nạn" này mình bỗng nhớ đến lần có một thằng điên nào đó mang kéo đi cắt cáp internet làm tê cứng cả một khu vực, và hãng mình đóng cửa nguyên ngày. hay một lần khác thành phố mất điện, thế là tai nạn xảy ra liên tục ở các ngã tư, và tỉ lệ trộm cướp cũng leo thang hôm đó. với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật thời nay, người ta khởi đầu những phát minh, cải tiến để tạo điều kiện cho con người được thoải mái hơn, tiện nghi hơn, sung túc và nhàn hạ hơn. kết quả hình như con người lại vô tình trói mình vào sự tiện nghi đó, tự bỏ tù mình với những lệ thuộc đó.
cũng như mọi ngày ở công ty, hớp ngụm cafe ngẫm nghĩ thấy con người nói chung mà bản thân mình nói riêng rất hay làm những việc cho mục đích tốt tại thời điểm đó, nhưng hậu quả tương lai thì không lường trước được.
một ngày không có phone như mọi ngày.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

... tài chánh vững chắc ...

tối hôm qua sau bữa cơm tối đãi một người bạn, chúng mình ngồi nhâm nhi phần còn lại của chai rượu đỏ và bánh tiramisu tự tay mình làm. lúc này cũng đã gần hết chai rượu, có thể nói là rượu phát ngôn nhiều hơn lý trí phát ngôn nên cũng phấn khởi lắm. bỗng dưng bạn mình dừng lại chuyển hướng hoàn toàn sang trầm ngâm hỏi "do you consider yourself financially stable? if you loose your job, are you gonna be ok?" (phần dịch "anh có tự coi mình là người có tài chánh vững chắc không? nếu anh mất việc làm, anh có vẫn đứng vững không?"). lúc đó để tránh làm hư không khí đang vui vẻ, mình chỉ trả lời cho qua là sẽ không còn được mua đồ chơi nhiếp ảnh thoải mái như bây giờ nữa. mình biết tại sao lúc đó cô bạn lại hỏi thế. thật sự mình chưa bao giờ suy nghĩ cặn kẽ đến vấn đề này vì hơn mười năm lao đầu vào công việc, suy nghĩ những vấn đề này chỉ làm mình rối rắm thêm. tuy nhiên sáng nay đi làm nghĩ đến câu nói đó nó làm mình băng khoăn, thật ra thế nào là vững, thế nào là đủ. cuộc sống có bao giờ là thật sự đủ không hay người ta luôn luôn nhìn sang thảm cỏ nhà bên và suýt xoa là sao nó xanh đến thế.
tự nhiên miên man vấn đề này lại nhớ tấm ảnh chụp ở San Francisco cho cuộc thi ảnh film street life do VNPhoto tổ chức. nếu lỡ ... thì mình có phải là loại người chịu khuất phục với hoàn cảnh không hay là cũng sẽ cố vẫy vùng vương lên. người ăn xin này là ai mình không biết nhưng trong ảnh mình thấy sự khuất phục, đầu hàng số mạng và thân phận bế tắc của ông ta. sự co ro nép mình vào bức tường đá và nỗi bất lực đến gục đầu trước một cái bóng làm mình cảm thấy rất thương tâm. người đàn ông trong ảnh chắc chỉ sống với hy vọng cho từng ngày, từng giờ chứ chả mong gì tới một tương lai tài chánh vững chắc. nếu cuộc sống mọi người sinh ra đều bình đẳng thì tại sao có người được quyền bàn về "tài chánh vững chắc" và có người lại bị tước đi cái quyền đó.
càng suy nghĩ mình càng nghiệm ra rằng cuộc sống đã khó khăn, được sống thẳng đầu làm người càng khó hơn. nuốt vội một ngụm cafe đen mình vội vã quay lại với công việc hàng ngày ở công ty với những mối lo toan đã trở thành thói quen và những thử thách mới đã là thực tế.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2010

... phóng viên ...

trước khi vào đề chắc mình cũng giới thiệu qua về tình hình đi lại của dân cư hai miền Nam và Bắc tiểu bang California.
đường hàng không là cách di chuyển nhanh nhất vì nó chỉ mất khoảng một tiếng bay trên không và chút ít thời gian chờ ở sân bay. tuy nhiên mặt trái của nó là những hạn chế về số lượng hành lý mang theo cùng với nhiều thủ tục rầy rà sau vụ nổ bom ngày chín tháng mười một ở Mỹ. ngoài ra thì vé máy bay thông thường mắc hơn các loại giao thông khác và muốn mua rẻ thì lại phải mua từ sớm, có nghĩa là chuyến đi phải được lên kế hoạch từ rất lâu.
đường bộ thì hiện nay có ba cách di chuyển: lái xe riêng, đi xe buýt công cộng Greyhound của người Mỹ và xe đò Hoàng của người Việt Nam. nói chung lái xe nhà thì có hoàn toàn tự do về thời gian và lộ trình, khi đến nơi lại có sẳn xe để đi lại. tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện hay sức khoẻ để lái xe, đôi khi tính ra thì lái xe còn mắc hơn cả đi xe công cộng vì giá xăng ngày càng leo thang ở Mỹ (mà chắc là trên Thế Giới cũng thế). xe công cộng ở Mỹ thì có xe buýt Greyhound nhưng lộ phí cũng tương đối mắc so với xe đò Hoàng và cái chính là bà con Việt Nam đa số không nói tiếng Anh, mà cái tệ nhất là những người vô gia cư ở Mỹ hay đi Greyhound nên vệ sinh rất tệ. xe đò Hoàng thì là một tuyến xe kinh doanh do người Việt làm chủ, đi lên từ lái xe van nhỏ đến nay đã thành nhiều xe buýt có toilet trong xe như Greyhound của người Mỹ. cái mà bà con Việt Nam thích là có đồng hương đi chung để làm một cái chợ nhỏ (trừ phi là ngồi cạnh mình thì kể như hôm đó xui lắm vì mình ngủ hầu như cả chuyến đi), có phục vụ bánh mì hay xôi Việt Nam và giá lộ phí cũng tương đối rẻ nhất.
tiểu bang California cũng đang lên kế hoạch xây một đường xe lữa cao tốc để phục vụ việc nối lại hai miền Nam Bắc. dự án cũng đã lâu nhưng kinh phí thì rất khó khăn vì nền kinh tế èo uột ở cả nước Mỹ cũng như số nợ của tiểu bang California. tuy nhiên theo như câu chuyện mình chứng kiến sau đây thì hình như dự án này đang được vực dậy, hay là vực dậy để giết nó một lần cho gọn gàng, không bao giờ phải nghe lặp lại nữa.

tuần trước mình chọn đi về từ miền Nam tiểu bang California trên xe Đò Hoàng để tránh phải mua vé trước. bốn giờ xe chạy thì từ ba giờ mười lăm con đã đổ ra dành chổ vì loại xe này lớn, ngồi phía đuôi xe thì chắc cả đoạn đường cứ như đi xe ngựa. đứng cạnh mình là một cặp vợ chồng hai cụ già tóc đã muối nhiều hơn tiêu, nhìn rất hiền hậu và có vẻ lơ ngơ vì ít khi đi xe nên ngỡ ngàng sợ sệt lắm. xe chưa tới thì một bà cỡ quá trung niên một tý, nhìn như một bà vú em thấp và phốp pháp tay cắp cái nón lá, nách cặp cái giỏ đi chợ xà vào hai cụ từ sau lưng. sau cơn hoảng hốt thì hai cụ bị hỏi tới tấp. sau đây là cuộc đồi thoại, xin phép cho mình không dùng chữ phỏng vấn để tránh làm nhục các phóng viên thực thụ:
vú em (VE): bác bác xe đò này đi dìa Xăn Hô Dê hả bác
ông bà cụ (OBC): dạ vâng thưa cô
VE: dậy bác bác hay đi xe đò này không bác ?
OBC: thưa cô chúng tôi chỉ đi vài lần
VE: ồ bác dìa Xăn Hô Dê thường à (mình muốn hỏi VE có đi khám tai chưa, nhưng mình im lặng)
OBC: ...
VE: tiểu bang có dự án xây đường xe lữa từ Xăn Hô Dê đến Eo Ây. Khi có xe lữa bác có đi không?
OBC: ... (hai ông bà có vẻ hốt hoảng như sợ bị móc túi vì "phóng viên" vẫn đứng từ sau chồm tới giữa hai ông bà cụ)
VE: cháu là phóng viên báo VB (mình viết tắt và sửa tên báo để tránh đụng chạm một tờ báo của người Việt ở Nam California), cháu đang làm phóng sự
OBC: thưa cô tụi tui ít đi lắm
VE: xe lửa xây xong bác vẫn đi xe đò để ủng hộ người Việt mình à? cho dù xe lửa an toàn hơn à? cám ơn hai bác nhé.
...
"phóng viên" nọ lủi mất cũng nhanh như lúc đột ngột xuất hiện, trong bụng mình chỉ có một câu "why the $#%^&* do they hire such a journalist!!!" và mình chỉ muốn bước tới hỏi thăm chị "phóng viên" kia vài câu... nhưng thôi. lớn lên trong 1 gia đình làm báo chí, mình tự nghĩ mình cũng biết ít nhiều về công việc này. cuộc phỏng vấn làm mình thất vọng vô cùng vì cái gọi là phóng viên cho các báo Việt ở Mỹ ngày nay. thật sự là có rất nhiều em người Việt Nam lớn lên sau này ở đây và có cơ hội học hành nghành báo chí nhưng không hiểu do muốn làm cho các báo nước ngoài hay là vào các báo tiếng Việt thì không được trọng dụng. không hiểu việc các phóng viên kiểu tay ngang này ra làm báo có thật hay đây chỉ là một việc tình cờ. trên xe về mình cứ suy nghĩ, hy vọng là đây chỉ là một người tâm thần không ổn định mơ trở thành phóng viên hay chỉ là một con sâu làm rầu nồi canh.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

cơn mưa và cây dù


... hơn mười bảy năm trời hôm nay lại chờ một người con gái dưới cơn mưa tầm tã như muốn xói mòn đất mà người Nam Kỳ gọi là mưa thúi đất.


ngày xưa cũng trong cơn mưa như thế này sau giờ tan học, tôi để lại một người con gái dưới mái hiên trường trú mưa. còn tôi thì cong lưng đội mưa đạp chiếc xe đạp cũ kỹ hai mươi phút đi, hai mươi phút trở lại để về nhà cầm hai cái áo mưa và cây dù trở lại đón. trở lại mái hiên trường người tôi ướt sũng run cầm cập không còn cảm giác môi mình nữa thì trời quang mây tạnh và ánh nắng mặt trời đã ló qua lớp mây đen lúc nãy. mùi hơi đất tươi sau cơn mưa nồng lên cánh mũi, người con gái thỏ thẻ cảm ơn và chia tay tôi ra về để lại tôi ướt sũng ... với cây dù.

sáng sớm nay cũng một trận mưa như thế, tôi đứng chờ một người gần ba mươi phút ngoài bãi đậu xe. trận bão to quá, nước mưa không rút kịp luồn giữa hai bàn chân mang giày thấm lạnh. từng hàng đèn ôtô băng qua nhoè nhoè trong cơn mưa không có dấu hiệu tạnh dần và tôi vẫn chống dù đứng đợi. lúc đầu tôi cũng ngồi đợi trong xe nhưng dần dần các cửa kính đã mờ đi vì hơi thở, tôi mở hé cửa kính cho cơn gió mát lùa vào xua đi làn sương mờ đọng trong xe. ngọn gió luồng qua khe hở cùng với những giọt mưa và mùi thơm của đất làm tôi cảm thấy muốn bước ra ngoài đứng đợi. kết quả là dầm mưa đứng nhớ đến các cơn mưa trong đời và không quên liếc nhìn đồng hồ mỗi năm bảy phút. nhiểu bạn đồng nghiệp co ro lủi nhanh vào bên trong toà nhà của công ty, không quên liếc mắt dò xét xem tại sao có người đứng chống dù dưới cơn mưa. đồng hồ điểm chín giờ năm phút và tôi biết là người ta sẽ không đến hay đã băng qua mà mình vẫn mãi đứng đó suy nghĩ về những cơn mưa và cây dù năm cũ.

mười bảy năm sau vẫn đứng dưới mưa với cây dù ...

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

cắm trại

sáng nay nói chuyện hàn huyên với một cô bạn nhỏ bên Đức về đi cắm trại mình mới chợt nghiệm ra là mình rất vô duyên với cắm trại. năm mười mấy tuổi theo phong trào thiếu nhi phường khóm ở Saigon mình cũng hăm hở đu theo một buổi cắm trại dã ngoại ở vườn Tao Đàn. thường thì khi cắm trại người ta đi xa lắm vào rừng sâu hay vườn quốc gia gì đó cho nó xa ánh sáng đô thị, xa nhà cao tầng, xa còi xe và khói xe. nhưng vì đây là một phong trào cấp phường với kinh phí và nhân lực rất èo uộc nếu không nói là các anh chị phụ trách tự lo và nhờ các gia đình cha mẹ các em thiếu nhi đóng góp. giải thích dông dài cũng chỉ để nói đến là chuyến cắm trại này nằm ở một vị trí ngay trong lòng thành phố chỉ cách nhà mình bằng từ nhà đến trường. sáng hôm đó mười giờ sáng cả một lũ con nít lẽo đẽo đến vườn Tao Đàn rồi thì cũng hì hà hì hục dựng lều chơi các trò chơi thiếu nhi hướng đạo sinh theo hướng dẫn của các anh chị. chiều về kéo theo một trận bão dữ dội rửa sạch đất và cuốn phăng hết các lều trại mới dựng lên buổi sáng. cả lũ con nít phải khép nép trú mưa trong một cái vòm xi măng trong vườn mà chỉ có cái mái còn bốn bề thì gió hú và mưa tạt vào. đến lúc này bụng đói meo, chúng tôi xúm vào quanh ngọn lữa leo lét trước gió và nồi cháo thịt trắng mà chả thấy thịt đâu, chị phụ trách đã hì hục nấu từ sớm lúc cả đám đang chơi đùa. ngụm cháo đầu tiên trôi qua cổ họng cũng là lúc mọi người phát hiện ra là chị phụ trách này ăn chay nên cả nồi cháo to chị chả nêm nếm gì cả... lạt như nước ốc mà phải có vị tanh tanh như nước ốc thì còn đỡ, đằng này nó thể nói là như nước lã. cơn mưa bão hầu như không muốn dứt mà có khi còn nổi lên lớn hơn, mới năm giờ chiều mà nhìn xung quanh cứ như bảy giờ tối mùa Đông. đến năm giờ ba mươi thì từ trong bóng tối ba tôi lẽo đẽo đạp cái xe đạp sườn ngang đến đem hai anh em chúng tôi về nhà trước nhiều cặp mắt ghen tỵ của các bạn thiếu nhi cùng xóm. hai anh em về đến nhà, tắm rữa xong là ba má quấn chúng tôi vào chăn bông dày và kịp ăn bữa cơm tối gia đình nóng sốt với ông bà nội đã chờ hai cháu về từ sớm. thế là xong một chuyến cắm trại đầu đời, từ đó đến mãi bây giờ hầu như không có dịp đi cắm trại nữa.
cũng vì thế bài viết này không có ảnh đính kèm vì sự thật là chưa bao giờ tôi biết cắm trại là gì.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010

... tản mạn xe đò Hoàng ...

hai chữ "xe đò" đối với người Việt Nam, mà đặc biệt là những người đã sống và lớn lên ở Việt Nam trước đây, là 1 khái niệm rất tệ. xe đò Hoàng ở California thì lại khác một tý là các dịch vụ không tệ mà còn có khi lại hơn cả loại xe xuyên bang của các công ty Mỹ như Greyhound. tuy nhiên hôm nay tôi muốn bàn đến một khía cạnh khác, đúng ra là kể về một số mẫu chuyện qua kinh nghiệm đi xe đò Hoàng.
nói chung đã là xe công cộng thì mình phải chấp nhận mọi thành phần, lứa tuổi, chủng tộc ... đủ cả. cũng lâu lắm, chắc cũng phải hơn năm năm rồi tôi không đi xe đò vì đi máy bay tiết kiệm được nhiều thời gian hơn nhưng dạo sau này có lúc cần đi gấp thì mua vé máy bay không kịp, thế là lại đi xe đò.

mẫu chuyện một: chuyện xảy ra trên chuyến xe đò đi xuống miền Nam tiểu bang California thăm cháu Ben và gia đình. vẫn như thường lệ tôi ngồi lim dim ngủ để tránh phải xã giao với mọi người xung quanh tránh tự làm mình khó chịu. một lát sau thì mọi người bắt đầu bắt chuyện qua lại xi xầm làm tôi không chợp mắt được. một bà cô kia có vẻ như đã qua Mỹ rất lâu và thôi không về thăm Việt Nam sau một chuyến về thăm không lấy gì làm suông sẻ cho lắm. cũng như đa số các bác tự coi mình là công dân Mỹ thì phong cách phục vụ ở Việt Nam là quá tệ, thức ăn không vệ sinh, chính quyền thế này thế kia v.v... bà ta tự hào nấu ăn ngon lắm và hay nấu ở nhà vì chồng bà ta cũng không thích ra đường ăn. hai vợ chồng đều đã có gia đình trước và có con riêng khi họ cưới nhau cho nên vẫn có những việc rắc rối cỏn con với vợ củ, con riêng. nhìn dáng vẻ đạo mạo, nhẹ nhàng và có phần đạo đức an phận của bà, khó mà có thể đoán là cuộc đời gia đình bà lận đận đến thế. người bắt chuyện với bà ta thì lại là hai mẹ con mới sang định cư ở Mỹ được vài tháng, và qua giọng nói thì họ có vẻ người Hải Phòng dù nghe qua thì chắc mọi người chỉ coi là giọng Bắc. tôi có khá nhiều bạn người Bắc Hà Nội và các tỉnh lân cận nên tập phân biệt các âm thanh của các vùng miền Bắc. trở lại hai mẹ con mới qua thì nước Mỹ còn mới quá nên đa phần cái gì cũng khen là văn minh, cái họ chê thì lại làm cho bản thân tôi rất ngạc nhiên. cậu con trai mới sang còn học Anh Văn chưa vào được đại học nhưng lại nuôi chí buôn xe hơi về Việt Nam vì cái bằng học làm người bán xe học nhanh hơn đi học một nghành nghề nhất định. theo cậu ta thì cậu ta có mối liên hệ và biết cách chuyển xe hơi về Việt Nam rất rẻ... một dẫn chứng là cậu ta giúp bạn đưa quan tài người thân về Việt Nam có ba ngàn đô-la thay vì phải mười lăm hay hai chục ngàn đô-la, cách làm là thông qua hội từ thiện ?!?!?! tôi cứ thắc mắc mãi là cậu ta tính làm ăn đưa xe hơi về Việt Nam mà cách thức thì thông qua hội từ thiện ... là sao? nghe rất phản cảm. nói đến phản cảm thì bà mẹ còn tệ hơn cậu ta nhiều lần. suốt buỗi nói chuyện bà ta cứ nhai đi nhai lại chuyện cậu con trai đi chơi với mẹ mà gặp người ngoài họ cứ hỏi là có phải bồ bịch với nhau. chả hiểu bà ta nghĩ gì hay tôi già quá đâm khó tánh mà tôi thấy cái câu chuyện đó nó chả có gì hay ho để nhai đi nhai lại vào lổ tai hành khách xung quanh.

mẫu chuyện hai: chuyện xảy ra trên chuyến xe đò Hoàng về lại San Jose sau một tuần ở chơi với Ben ở miền Nam tiểu bang California. như thường lệ tôi định tìm một cái ghế trống rúc vào đóng cửa với bên ngoài, nhưng vừa đảo mắt thì thấy có một nhà sư có tuổi ngồi đọc báo và ghế cạnh ông cách một đường đi là ghế trống. bụng bảo dạ là mình nên ngồi gần nhà sư để ông ta có nói những lời triết lý nhà Phật thì bản thân cũng học hỏi cho tâm mình nó bớt sân si một tý, đại loại là theo quan niệm 'gần mực thì đen, gần đèn thì sáng'. hành khách dần dần lấp đầy xe và bác tài chuẩn bị lăn bánh cũng là lúc nhà sư bắt đầu mở đài. đầu tiên ông ta suýt xoa vì một vị sư "bạn thầy" đoạt một cái giải huy chương vàng chụp ảnh hay vẻ tranh gì đó và đưịc lên báo. để chứng minh cho ông hành khách lạ hoắc bên cạnh là mình không nổ thì thầy vung điện thoại di động gọi vị sư kia... không ai trả lời điện thoại. tôi tự nhủ thôi thì vị sư này có tý máu nghệ sỹ chứ cũng không hẳn sân si mấy. nhưng sự bào chữa cho thầy chưa dứt thì giọng thầy từ bên kia vọng sang chửi chế độ, chửi CS làm dân tình ở Việt Nam bị thiên tai hoành hành. chẳng biết thầy có nghe CS họ gọi điện thoại kêu ông trời làm lũ lụt hay không nhưng giọng thầy thì đầy tự tin như đó là sự thật. thế rồi thầy gọi cho một Phật tử cám ơn đã đưa thầy ra bến xe và không quên suýt xoa là ba anh chàng kia mới trúng số gần một triệu đô-la. lúc này tôi cũng bắt đầu bực bực, giá lúc nãy lên xe cứ tìm cô nào xinh xinh ngồi cạnh thì ít ra không phải nghe những lời chối tai thế. có khi ngồi chổ khác thì giờ này mình ngủ được một tý hay là ít ra là cũng có tý yên tịnh trong tâm hồn, mà hối hận nhất vẫn là tôi ngây thơ cứ muốn thầy giúp mình bớt sân si. tưởng đâu cái sân si của thầy ngưng ở đây nhưng từ bên kia hàng ghế giọng thầy vẫn oang oang vọng sang với một đề tài mới. chuyện là ở Mỹ số đông bà con nộp tiền giúp đồng bào ở Việt Nam qua các cơn thiên tai cũng mong người kêu gọi tự tay cầm về để khỏi bị 'nhà nước ăn chận'. thế là có một vị linh mục ở Nam tiểu bang California kêu gọi đồng bào bất kể tín ngưỡng quyên góp và cha bay về để tự tay phân phát. hành động đó của cha âu cũng là theo yêu cầu người gửi thác, thế mà giờ đây từ hàng ghế bên kia nó thành ra hành động dùng tiền quyên góp để đi Việt Nam chơi. thầy còn vui miệng dõng dạc là vị linh mục kia làm thế cho nên nhà tu của cha vừa mới tự nhiên bị bốc cháy. tới lúc này thì ngay một người mà cả gia đình Phật giáo như tôi cũng ứa gan, tôi chỉ chờ thầy sân si thêm một lần nữa thì bước sang cảnh báo thầy là lời thầy nói có khi nó làm cái xe chúc ta đang đi nó bốc cháy. may quá là sau đó thì thầy có vẻ mệt quá nên im hơi tới khi đến xe đến nơi. xe về tới nơi muộn vì mùa lễ, tôi vừa mệt thể xác vừa mệt tâm hồn mà tức nhất vẫn là thấy mình còn ít sân si hơn thầy tu kia, ngồi gần thầy thế mà chả bớt sân si được tý nào.

mẫu chuyện ba: chuyện xảy ra trên chuyến xe trở lại thăm cháu Ben trong mùa lễ Giáng Sinh và Mừng Năm Mới. nói đúng ra là chuyến đi có hai mục đích: một là chơi với Ben và gia đình em trai; hai là chạy trốn những vấn đề lớn trong chuyện tình cảm. rút kinh nghiệm lần trước tôi tìm một hàng ghế trống hai bên để ngồi ngủ một mình cho qua bảy tiếng trên xe đò. đến nữa đường thì xe nghỉ hai mươi phút cho bà con xuống xe thư giản gân cốt và giải quyết những bức xúc rất cá nhân. lúc trở lại ghế ngồi sau khi mua một chai cafe Starbucks pha sẳn, tôi chú ý thấy có một cô gái rất xinh và nhìn quen quen lắm. một anh kia ngồi đối diện hàng ghế cứ tìm cách bắt chuyện mà cô ta cứ lơ đi như là không nghe thấy. nói chung việc này cũng thường thôi, ít ra là thường với tôi vì bản thân tôi ghét kiểu xã giao vớ vẩn. cuối cùng xe cũng tới bến, tôi đứng cạnh cái túi du lịch và ba lô máy ảnh chờ gia đình đến đón. cô gái ban nãy vừa kéo lê hai cái vali to đùng cũng đến đứng kế bên rồi tự nhiên cô ta bắt chuyện và cho biết cô ta cũng chờ gia đình đón. tôi cũng hết mệt vì cuối cùng cũng tới nơi nên vui vẻ trò chuyện với cô gái trước cặp mắt ngạc nhiên của anh chàng lúc nãy lân la làm quen cô gái nọ. cô ta là dược sỹ sống ở Nam tiểu bang California, vừa rồi cô ta có một cuộc phỏng vấn để nhận việc làm với một nhà thương ở quanh vùng tôi sống ở miền Bắc tiểu bang California nên chuyến đi này của cô ta là chuyến về nhà. cuộc trò chuyện vui vẻ, chúng tôi nói về công việc, về cuộc sống ở hai vùng và chúng tôi cùng khoe cháu một tý. cuối cùng người đón chúng tôi cũng tới, chia tay nhau tôi không hề hỏi thông tin liên lạc, thậm chí chúng tôi còn không trao đổi tên họ. có những gặp gở rất dễ thương và ngắn ngủi mà nó mục đích chỉ của nó là làm ta hiểu rỏ rằng ta muốn gì... trong lòng tôi lúc đó vẫn còn vấn vương một tóc ngắn răng khểnh xưa.


với tôi những chuyến xe đò Hoàng luôn là những mẫu chuyện lượm lặt dọc đường thú vị. nó cũng như cuộc sống này mà vui có, buồn có, dễ thương có, bực mình có, v.v... tôi vẫn nhớ đã từng xem trong một cuốn phim tình cảm nào đó rằng "khi yêu một người, ta yêu cả cái tốt và cả cái xấu, khi vui cũng như khi buồn". có lẻ đó là cách mà chúng ta nên yêu cuộc sống này ?